×
×

Dịch vụ

Tận Tâm Phục Vụ

Bạch Long Care

Trung tâm bảo hành và sửa chữa điện thoại uy tín

DDR RAM và GDDR RAM: Tương đồng về tên nhưng khác nhau về chứng năng

11/02/2022
60 Lượt xem
0 bình luận
Đây là 2 thuật ngữ quen thuộc cho đối với những bạn đã từng dành thời gian nghiên cứu và có sự am hiểu nhất định về máy tính. Tuy khá giống nhau về cấu tạo tên gọi nhưng sự thật thì không phải vậy. DDR RAM và RAM GDDR khác nhau hoàn toàn về công dụng và không thể thay thế cho nhau được.

Qua bài viết dưới đây, sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin hữu ích nhất về chức năng và vai trò của DDR RAM và GDDR RAM. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Lưu ý: Bài viết được dịch và tham khảo từ Makeuseof.

GDDR RAM và DDR RAM là gì?

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm của hai bộ phận này. GDDR là viết tắt của từ Graphics Double Data Rate, còn DDR là viết tắt của Double Data Rate (tạm dịch: Tốc độ dữ liệu gấp đôi).

Còn về RAM được viết tắt của Random Access Memory (tạm dịch: Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên), là bộ nhớ máy tính ngắn hạn, chứa tất cả các chương trình và dữ liệu của bạn ngay trong lúc đang được sử dụng. Thông thường bạn sẽ gọi đơn giản là RAM vì ít khi có thể nhìn thấy cả cụm DDR RAM.

Điểm chung duy nhất của GDDR RAM và DDR RAM đều là dùng để nói về các mô-đun bộ nhớ ngắn hạn trong máy tính, và đương nhiên mỗi loại sẽ có ứng dụng riêng và không thể thay thế cho nhau được.

GDDR RAM và DDR RAM ứng dụng trong thực tế như thế nào?

Có thể nói điểm khác biệt cơ bản giữa GDDR RAM và DDR RAM nằm ở các trường hợp sử dụng khác nhau. Ở máy tính, cả CPU (bộ xử lý trung tâm) và GPU (bộ xử lý đồ họa) đều cần bộ nhớ để thực hiện các chức năng và tác vụ của chúng. Và đây chính là nơi để GDDR RAM và RAM phát huy khả năng của mình.

Với GDDR RAM được sử dụng trong card đồ họa còn CPU máy tính của bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của RAM. Lý do cho sự chuyên môn hóa của các bộ phận này là vì bản chất khác nhau của các tác vụ được thực hiện trên GPU và CPU nhằm phục vụ và mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Do quá trình xử lý đồ họa yêu cầu truyền dữ liệu cao hơn nên GDDR RAM được đặc biệt tối ưu hóa cho nhu cầu băng thông cao nhằm đảm bảo hiệu suất tối ưu.

Bên cạnh đó, do bus bộ hẹp nên RAM sẽ không thể thực hiện chức năng truyền dữ liệu lớn trong một lần. Dù vậy, Ram có thể hỗ trợ và đảm bảo các tác vụ máy tính của bạn được chạy liền mạch qua việc truyền các phần nhỏ dữ liệu ở độ trễ thấp nhất. (Bus là một hệ thống hỗ trợ việc truyền nhận dữ liệu giữa các thành phần bên trong máy tính, hoặc giữa các máy tính với nhau).

Sự khác biệt về công nghệ giữa GDDR RAM và DDR RAM

Công nghệ cốt lõi chính là sự khác biệt giữa GDDR RAM và DDR RAM. Nói đơn giản, GDDR RAM sử dụng một bus bộ nhớ rộng hơn, đảm bảo rằng các khối dữ liệu lớn có thể đi qua một lần.

Ví dụ: GDDR6 có tốc độ dữ liệu là 18 gigabit / giây (Gbps). Điều đó rất quan trọng khi ta xem xét loại công việc mà GPU thực hiện đó là hiển thị dữ liệu đồ họa như hình ảnh hoặc đảm bảo trải nghiệm liền mạch trong các trò chơi RPG yêu thích của bạn. Mặt khác thì RAM lại được tối ưu hóa để có độ trễ thấp hơn là truyền dữ liệu băng thông cao.

Song đó, tuy RAM có bus độ hẹp và truyền dữ liệu trong cùng một lúc ít hơn nhưng có thể xử lý và đảm bảo được nhiều hoạt động đồng thời. Đây là lý do khi bạn chuyển đổi qua lại nhiều ứng dụng với tác vụ một cách liền mạch. Ngoài băng thông, GDDR RAM và DDR RAM còn khác nhau ở các lĩnh vực khác như mức tiêu thụ điện năng và độ trễ (GDDR RAM sẽ có độ trễ cao hon do timing không chặt chẽ như của DDR RAM).

Tuy nhiên vẫn phải lưu ý rằng có các phiên bản GDDR RAM và DDR RAM có hệ thống khác nhau. Cụ thể, RAM chúng ta sẽ có các phiên bản: DDR1, DDR2, DDR3, DDR4 và DDR5. GDDR RAM cũng tuân theo các quy ước đặt tên tương tự nhưng sẽ có một số tinh chỉnh. Các phiên bản GDDR RAM bao gồm: GDDR, GDDR2, GDDR3, GDDR4, GDDR5, GDDR5X, GDDR6 và GDDR6X. Đối với DDR RAM được ra mắt chậm hơn khá nhiều so với GDDR RAM do bị kiểm soát cũng như chi phối bởi JEDEC (Hội đồng kỹ thuật thiết bị điện tử chung – Phát triển các tiêu chuẩn mở cho ngành vi điện tử) cùng nhiều nhà sản xuất khác.

Một điều nữa là RAM GDDR và ​​RAM được phát triển độc lập nhau. Đây cũng là lý do, tại thời điểm viết bài, thế hệ RAM GDDR mới nhất là GDDR6, trong khi phiên bản RAM mới nhất là DDR5.

Mỗi loại RAM khác nhau phục vụ cho mỗi công việc khác nhau

Nhìn chung, cả 2 đều là bộ nhớ máy tính ngắn hạn với sự khác biệt nằm ở các chức năng chính của chúng. Trong khi RAM hệ thống được kết nối với CPU cho các tác vụ máy tính thông thường. Tuy nhiên, CPU và GPU đều giao tiếp thông qua bus PCI express. Còn RAM GDDR được tích hợp trong GPU cho các tác vụ liên quan đến đồ họa.

Qua bài phân tích trên hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quát về chức năng cũng như là sự khác nhau giữa GDDR RAM và DDR RAM, và hiểu hơn về chiếc máy tính của mình.

Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những tin tức và thủ thuật hữu ích về thị trường công nghệ, hãy cùng Bạch Long Care khám phá thêm nhiều điều thú vị nhé!

TẬN TÂM PHỤC VỤ

Luôn lắng nghe và thấu hiểu khách hàng

Đưa ra giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí sửa chữa

Sửa chữa chuyên nghiệp và nhanh chóng

Bảo hành toàn quốc giao nhận tận nơi

Hotline tư vấn: 1900.63.69.81

Bạch Long Care

Tổng đài chăm sóc:  1900.63.69.81 (09:00 – 18:00)
Thời gian phục vụ: Thứ 2 đến Chủ Nhật

Fanpage facebook

Phương thức thanh toán

Theo dõi chúng tôi tại

Website cùng hệ thống