Những cách xử lý tốt nhất khi thiết bị điện thoại bị nước bắn vào
Chắc hẳn, trong quá trình sử dụng thiết bị, người dùng sẽ khó tránh khỏi các vấn đề điện thoại bị vô nước. Đây là vấn đề khá thường xuyên xảy đến với các chủ sở hữu thiết bị di động, nhất là vào mùa mưa thì vấn đề này càng dễ xảy ra hơn.
Hiện nay, chúng ta có thể thấy là đã có khá nhiều nhà sản xuất smartphone trang bị cho điện thoại thông minh của mình những tính năng hoàn hảo phòng trừ trường hợp bất lợi có thể xảy đến như khả năng chống nước, kháng bụi đạt tiêu chuẩn. Nhưng số lượng thiết bị được trang bị tính năng này khá nhiếm hoi mà có thể nói là chỉ xuất hiện trên một số dòng máy, dòng thiết bị cao cấp. Thế nên, khi điện thoại bị ướt cũng sẽ trở thành một vấn đề khá khó khăn dành cho chủ nhân nếu không trang bị đủ kiến thức để giải quyết các tình huống theo từng mức độ điện thoại bị ướt.
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn một cách chi tiết nhất những gì mà bạn có thể xử lý trong tình huống điện thoại bị nước bắn vào, hay bị ướt để làm giảm tối đa sự ảnh hưởng đến chức năng của thiết bị điện thoại.
Cấp độ nhẹ: Bạn vô tình làm văng vài giọt nước vào trên thiết bị điện thoại
Trong một số trường hợp, bạn vô tình làm bắn một vài giọt nước lên trên màn hình của máy. Nếu xảy ra tình trạng này bạn hãy lập tức thực hiện việc lau khô nó. Nhất là khi thiết bị của bạn không có khả năng chống nước thì điều này cũng cần phải thực hiên nhanh chóng nhất có thể. Trong trường hợp này thì thiết bị điện thoại của bạn sẽ không có ảnh hướng quá nhiều hay gây hư hại gì.
Nếu chẳng may, nước văng trúng vào phần loa thì có thể khả năng phát loa và tai nghe cũng sẽ bị ảnh hưởng đôi chút bởi nước đã chặn màng loa. Bạn không cần qua lo lắng vì tình trạng này sẽ biến mất sau vài giờ khi mà phần nước này bốc hơi hết. Bạn sẽ sử dụng chúng lại như bình thường.
Cấp độ nghiêm trọng hơn: Điện thoại rơi và chìm trong nước
Như đã nói bên trên, một số thiết bị smartphone hiện nay có được cho mình khả năng chống nước đạt chuẩn IP67, IP68. Nên nếu như thiết bị chẳng may bị rơi và chìm vào nước thì sẽ không có ảnh hưởng nhiều mà chỉ dừng lại ở việc màn loa bị chặn nên loa và tai nghe sẽ trở nên bình thường sau vài tiếng khi nước đã bốc hơi hết.
Và trong trường hợp điện thoại của bạn không có trang bị khả năng chống nước thì bạn hãy thực hiện các thao tác sau đây để bảo vệ thiết bị của bạn nhé.
Bước 1: Đầu tiên, để xử lý thiết bị của bạn, hãy lấy chúng ra khỏi nước
Bần cần thực hiện nhanh chóng việc lấy điện thoại bạn ra khỏi nước. Thời gian lấy càng nhanh thì sẽ càng ngăn chặn tốt hơn việc nước xâm nhập vào các phần cứng bên trong máy và gây hỏng hóc nghiêm trọng cho chiếc điện thoại của bạn.
Bước 2: Kế đến, bạn hãy tháo pin và tắt nguồn điện thoại của mình
Ngay sau khi bạn đã lấy chúng ra khỏi nước thì hãy lập tức tháo viên pin của máy ra. Đây là thao tác vô cùng quan trọng quét định đến việc thiết bị có bị hư hỏng các mạch và thành phần bên trong do nước xâm nhập hay không. Tuy nhiên, việc hư hỏng này sẽ không hề dễ dàng với những thiết bị điện thoại được sản xuất gần đây, bởi các nhà sản xuất đã bắt đầu thiết kế viên pin không thể tháo rời ra.
Trong trường hợp này thì bạn hãy tắt nguồn ngay lập tức thiết bị nếu thiết bị của bạn không tự tắt. Nếu trong trường hợp điện thoại đã tắt nguồn thì đừng bật nó lên, không gắn tai nghe hay bất cứ phụ kiện nào vào các cổng trên thiết bị.
Và tất nhiên, bạn cũng không nên bấm hay thao tác trên bất kì chiếc nút nào của thiết bị. Bởi nó sẽ làm tăng nhanh khả năng thâm nhập sâu vào bên trong của nước. Đồng thời, không lắc thiết bị, hay đập thiết bị để mong rằng nước sẽ văng ra ngoài vì khi đập, lắc bạn vô tình sẽ làm cho nước thâm nhập sâu hơn vào các bộ phận khác của điện thoại là chúng bị ướt và hỏng. Không nên thổi vì nó cũng sẽ làm cho nước vào sâu hơn bên trong chứ không có bất kỳ tác dụng tránh hỏng thiết bị nào cả.
Bước 3: Hãy tiến hành tháo ốp lưng, sim và cả thẻ nhớ có bên trong thiết bị.
Nếu chẳng may thiết bị rơi xuống nước thì sau khi lấy lên bạn cần tháo toàn bộ ốp lưng, bao da được trang bị bảo vệ trên thiết bị của bạn. Tiếp đến, bạn hãy giữ chiếc điện thoại theo hướng mà nước có thể chảy ra khỏi thiết bị qua các đường cổng. Như vậy sẽ phần nào giảm đi nước có trong thiết bị, tránh nó xâm nhập sâu hơn vào bên trong.
Bạn cũng nên tháo toàn bộ khe SIM và thẻ nhớ để đảm bảo an toàn cho SIM và thẻ nhớ của bạn. Hãy cố gắng làm nước trong các khe điện thoại chảy ra bên ngoài.
Bước 4: Sau đó, làm khô thiết bị
Việc làm khô thiết bị cũng khá nhanh chóng và đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng khăn giấy hoặc vải để hấp thụ nước bên trong, đồng thời thực hiện vỗ nhẹ điện thoại của mình. Tiếp đến, một thao tác khác là bạn hãy cho điện thoại vào túi zip và chôn trong gạo hoặc có thể sử dụng bộ dụng cụ sấy điện thoại để làm khô nước.
Bước 5: Chờ vài ngày và kiểm tra lại thiết bị
Sau khi thao tác xong những bước bên trên bạn hãy chờ một vài ngày để có thể bật chúng lên và kiểm tra xem nó có hoạt động bình thường hay không nhé.
Hãy lắp lại viên pin, thẻ nhớ, sim điện thoại và bật nguồn nó lên xem có ổn định không. Nếu điện thoại không lên nguồn thì hãy thử sạc nó. Nếu như điện thoại vẫn không thể bật lên thì bạn hãy mang chúng đến các trung tâm dịch vụ để sửa chữa.
Còn nếu chúng hoạt động bình thường thì bạn cũng cần kiểm tra kỹ và thường xuyên thiết bị điện thoại để kịp thời phát hiện những chi tiết lỗi và khắc phục nhanh chóng.
Hy vọng rằng phương thức trên sẽ giúp ít cho bạn bổ sung thêm được những kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc xử lý tính huống điện thoại gặp sự cố với nước nhé.
Chúc bạn thành công!!!
Nguồn: PocketNow
Bạch Long Care